[Mới] Xu hướng 2024: Xe đạp địa hình bánh béo lên ngôi

Xe đạp địa hình bánh béo hẳn không còn là một cái tên quá xa lạ tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ gen Z hay các bạn trẻ đam mê văn hóa đường phố US – UK. Năm 2024, xu hướng Fatbike đang có xu thế lên ngôi. Vậy cùng tìm hiểu thêm về dòng xe bánh béo này các mẫu xe hot nhất thời điểm này là gì nhé!

Xe đạp địa hình bánh béo là gì?

Xe đạp bánh béo được ra đời như thế nào?

Xe đạp địa hình bánh béo từ lâu đã xuất hiện và trở thành xu hướng, như một sắc màu cá tính khẳng định dân chơi. Vậy xe bánh béo có nguồn gốc từ đâu, vì sao xe đạp bánh béo lại được ưa chuộng như vậy?

Xe đạp địa hình bánh béo
Xe đạp địa hình bánh béo

Có nhiều lý giải về lịch sử ra đời của xe đạp địa hình bánh béo, tuy nhiên một trong những lý giải thuyết phục nhất là phiên bản đầu tiên của xe đạp béo được chế tạo từ những năm đầu của thế kỷ 20. Mãi đến 1980, những phiên bản hiện đại hơn của loại xe này mới được phát triển và xuất hiện với hình dạng chiếc xe đạp kiểu đuôi dài 3 bánh tùy chỉnh với lốp béo do tay đua xe đạp người Pháp thiết kế dành riêng cho việc di chuyển trên sa mạc.

Vào giai đoạn cuối những năm 1980, các nhà chế tạo khung ở Alaska – vùng lạnh giá phủ đầy tuyết quanh năm đã chế tạo ra loại lốp có tiết diện tiếp xúc lớn để có thể di chuyển trên tuyết dễ dàng. 

Tiếp đó loại lốp lớn này đã được một ông chủ công ty tour du lịch người Mexico đặt mua để phục vụ cho công việc của những hướng dẫn viên trên những cồn cát và hẻm núi tại đây.

Nhờ đó, các cuộc thử nghiệm diễn ra và chiếc xe đạp bánh béo ra đời vào năm 2000.

Năm 2001 nhãn hiệu Fat Bike ra đời và khiến cộng đồng đam mê xe đạp được chứng kiến một bước đột phá đầy ấn tượng. 

Các phiên bản đầu tiên khác của Fat Bike được cho rằng ra đời vào năm 1990 tại Alaska, nguyên mẫu là những chiếc xe đạp leo núi bình thường (MTB) nhưng được trang bị thêm vành SnowCat hay còn được biết tới là chiếc xe với nhiều lốp xe với 2-3 vành tiêu chuẩn được ghép lại với nhau.  

Năm 2006, những chiếc xe đạp địa hình bánh béo bắt đầu được tung ra thị trường và tiếp xúc gần hơn với người tiêu dùng sau khi được hãng Surly Bikes sản xuất ra loại vành 2.6 inch và lốp 3.8 inch.

Cấu hình cơ bản của chiếc xe đạp địa hình bánh béo

Sở hữu ngoại hình độc đáo, cấu tạo của một chiếc xe đạp địa hình bánh béo đặc trưng chính là bộ lốp cực rộng lên tới 4 inch, to gấp đôi chiếc lốp của xe đạp thông thường. Sở dĩ cặp lốp to hỗ trợ xe di chuyển mượt mà trên địa hình phủ tuyết dày đặc ở những vùng như Alaska,…

Lốp xe đạp địa hình bánh béo
Lốp xe đạp địa hình bánh béo

Do đặc điểm nhận dạng đặc biệt đó, loại xe này được gọi là Xe đạp địa hình bánh béo hay Fatbike và có thể sử dụng tại nhiều địa hình đa dạng. 

Hơn thế nữa, bề mặt lốp xe được thiết kế với nhiều vân nổi cao, giúp tăng khả năng bám đường ổn định. Độ căng của lốp xe đạp bánh béo chỉ khoảng 10 psi hoặc thấp hơn, tạo ra mức căng cực thấp so với các loại lốp xe đạp khác (thường ở mức 25 đến 65 psi). 

Để có được tổng thể một chiếc xe hài hòa, bộ khung cũng cần được thiết kế với kích thước khác biệt, tay lái rộng, bộ khung khá lớn và cứng cáp. 

Dưới đây là một số điểm đặc trưng dễ nhận diện tại các mẫu xe bánh béo điển hình:

  • Lốp xe cực lớn (>=4 inch), vân lốp (hoa văn trên lốp) nổi cao và sâu nhằm tăng khả năng  bám đường, giảm trơn trượt
  • Vành xe được thiết kế dạng hộp, có chiều rộng khoảng 101mm, thường được làm bằng hợp kim nhôm, thép hoặc carbon
  • Độ căng của lốp xe thấp hơn hoặc bằng 10psi (thấp hơn nhiều so với các dòng xe đạp khác)
  • Khung xe kích thước lớn gấp 2-3 lần so với các dòng xe đạp thông thường
  • Trọng lượng lớn (12-20kg tùy thiết kế của mỗi hãng xe)

Vì đặc tính tiết diện lốp xe lớn, khung xe chắc chắn, cứng cáp nên xe đạp địa hình bánh béo có thể “nghênh chiến” trên nhiều loại địa hình. Dù trên địa hình bằng phẳng, dốc cao, hay đường lầy bùn, tuyết dày,… Xe đạp bánh béo vẫn có thể dễ dàng di chuyển một cách nhanh nhẹn vô cùng ấn tượng.

Ưu và nhược điểm của xe đạp địa hình bánh béo 

Sở hữu cấu hình khủng, xe đạp bánh béo mang trong mình nhiều ưu điểm không thể chối cãi:

  • Tính linh hoạt cao, khả năng off-road mạnh mẽ: có thể chạy tốt trên nhiều loại địa hình (bằng phẳng, đồi núi, tuyết phủ, đầm lầy,…)
  • Độ tin cậy và xử lý tốt: xe đạp béo gần như không mất độ bám đường ngay cả trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất.

Một vài nhược điểm của xe đạp bánh béo có thể kể đến như:

  • Trọng lượng lớn hơn một số loại xe đạp thông thường khác do khung và lốp lớn 
  • Lốp hoặc vành dự phòng cần được thay thế tại những cửa hàng/ cơ sở sản xuất chuyên dụng…

Ngoại hình vừa là ưu điểm cũng là nhược điểm của dòng xe này. Những người yêu thích và có đam mê với các dòng xe đạp, đam mê khẳng định chất riêng chắc hẳn không thể bỏ qua cơ hội sở hữu một chiếc xe đạp bánh béo. Tuy nhiên những người không thích vẻ ngoài “khác thường” của chiếc lốp ngoại cỡ và chiều rộng của tay lái xe sẽ cho rằng mẫu xe này chưa thực sự thuyết phục họ để sở hữu một chiếc cho bản thân.

Ưu và nhược điểm của xe đạp địa hình bánh béo

Xe đạp bánh béo tại thị trường Việt Nam

Xe đạp bánh béo đã ra mắt thị trường Việt Nam và trở thành cơn sốt trong vài năm trở lại đây. Nắm bắt được xu thế thị trường, nhiều hãng xe đạp đã thử nghiệm và cho ra mắt dòng xe đạp bánh béo và chiếm được sự yêu mến của người tiêu dùng.

Bên cạnh những mẫu xe bánh béo nhập khẩu nguyên chiếc có giá thành vô cùng đắt đỏ, các mẫu xe Fat Bike rẻ tiền khác lại đem tới trải nghiệm sử dụng không mấy “vui vẻ” cho người dùng bởi cảm giác lái nặng nề, không tối ưu.

Là một trong những thương hiệu dẫn đầu xu thế đó, hãng xe Ngựa chiến Pháp Chevaux cho ra mắt xe đạp địa hình bánh béo Toto Fat với nhiều ưu điểm vượt trội khiến các khách hàng không thể bỏ qua.

Chevaux Toto Fat là chiếc xe bánh béo duy nhất của nhà Chevaux tính tới thời điểm hiện tại. Chính vì lẽ đó, chiếc xe hứa hẹn sẽ là hội tụ những tinh túy nhất của hãng xe này.   

Xe đạp bánh béo Chevaux Toto Fat

Khung sườn chắc chắn, khả năng chịu lực khủng

Trang bị cho chiếc Ngựa chiến khung sườn hình đa giác đặc trưng của dòng xe địa hình, Chevaux Toto Fat tạo tư thế ngồi thoải mái cho người lái, dễ dàng duy trì thăng bằng và ổn định khi đối mặt với những trở ngại trên đường. Khung xe hợp kim nhôm 6061 siêu nhẹ không mối hàn vô cùng chắc chắn với khả năng chịu lực khủng lên tới 150kg.

Chuyển đổi tốc độ linh hoạt với bộ truyền động Shimano Deore

Shimano Deore vốn là bộ truyền động cao cấp chuyên dùng cho các dòng xe đạp địa hình. Trang bị bộ truyền động 11 tốc độ bao gồm củ đề Shimano Deore 5120, tay đề Shimano Deore 5100 cho khả năng chuyển số mượt mà cũng như khả năng leo dốc nhẹ nhàng dù sở hữu thân hình “đô con”

Đùi đĩa Prowheel xuất hiện trên Chevaux Toto Fat như một điểm sáng bởi đùi đĩa trục rỗng 1 tầng Prowheel 34T được biết tới là bộ phận giá trị cao nhưng đã được Chevaux tinh tế tích hợp vào chiếc bánh béo duy nhất, khiến chiếc xe trở thành “độc nhất vô nhị” trên thị trường xe đạp địa hình bánh béo Việt Nam. 

Phanh đĩa dầu Shimano MT200 đảm bảo an toàn

Xe đạp địa hình bánh béo Chevaux Toto Fat sở hữu bộ phanh đĩa dầu Shimano MT200 cùng với tay phanh đồng bộ cho sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ các động tác hãm phanh, kiểm soát tốc độ diễn ra nhẹ nhàng, không tốn nhiều sức lực. 

Phanh đĩa dầu Shimano cao cấp không phải là cái tên xa lạ khi xuất hiện trên cấu hình xe nhà Chevaux. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho xe, bộ phanh đĩa thủy lực đến từ Nhật Bản còn phát huy khả năng kiểm soát và độ chính xác cao trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.

Khung vành xe đạp địa hình bánh béo Toto Fat
Khung vành xe đạp địa hình bánh béo Toto Fat

Lốp địa hình CST 26×4.8

Lốp xe siêu lớn chính là một trong những đặc điểm nhận dạng không thể không nhắc tới của Toto Fat. Lốp xe địa hình CST Roly Poly 26 inch to bản với nhiều gai và rãnh lớn giúp tối ưu hóa độ bám đường, hạn chế trơn trượt, đảm bảo an toàn và trải nghiệm tuyệt vời cho các “đạp thủ” trên mọi cung đường.

Vành xe cũng được làm bằng nguyên liệu hợp kim nhôm cao cấp 26 inch theo công nghệ Hollow, sơn theo màu xe vô cùng nổi bật.

Do tiết diện lốp xe lớn đã đủ đem lại trải nghiệm vô cùng êm ái, phuộc Toto Fat được Chevaux thiết kế phuộc càng đơ nhằm tối ưu hóa trọng lượng tổng thể của xe. Đây được cho là chi tiết thiết kế vô cùng thông minh từ nhà Ngựa chiến Pháp. 

Lốp địa hình CST 26×4.8 trên Chevaux Toto Fat

Ghi đông hợp kim nhôm Chevaux chính hãng

Bộ ghi đông – Pô tăng – Cọc yên trên Toto Fat được làm từ hợp kim nhôm Chevaux chính hãng. Chiếc xe sở hữu tem kiểm định BAA đạt chuẩn chất lượng xe đạp Nhật Bản về mọi thông số.

Bao tay cao su có đỡ đệm cũng được trang bị trên chiếc xe đạp “Fat Boy” này cho người lái có được cảm giác tay cầm êm ái trên cả quãng đường di chuyển.

Ngầu – Đẹp – Chất là các tính từ được dùng để miêu tả về Chevaux Toto Fat.

Được đánh giá là chiếc xe đạp địa hình bánh béo có cấu hình “xịn sò” nhất Việt Nam thời điểm hiện tại nhưng lại sở hữu mức giá cực phải chăng. Không chỉ là một lựa chọn khẳng định phong cách cá nhân vô cùng thời thượng, Chevaux Toto Fat còn mang đến nhiều giá trị trải nghiệm xứng đáng cho chủ sở hữu chàng “fat boy” này.

>> Xem thêm: 

Top 7 xe đạp đi phượt tốt và lưu ý phượt thủ cần biết

Cách lắp xích xe đạp địa hình – Hướng dẫn xử lý khi xe đạp bị tuột xích

Fanpage chính thức Chevaux Bike Việt Nam: Chevaux Bike Việt Nam